Cước tàu biển container là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động trao đổi hàng hóa toàn cầu. Tuy nhiên, chi phí này thường biến động không ngừng và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc dự trù ngân sách chính xác. Trong bài viết dưới đây, HNT sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bảng giá cước vận chuyển tàu container đường biển quốc tế cùng với công thức tính phổ biến hiện nay. Hãy cùng theo dõi nhé!
Vận chuyển tàu biển container là gì?
Vận chuyển container đường biển là hình thức vận tải hàng hóa sử dụng hệ thống tàu thuyền và hạ tầng cảng biển để đảm bảo lưu thông hàng hóa một cách hiệu quả. Các phương tiện chuyên dụng như tàu, thuyền, cùng với thiết bị xếp dỡ hiện đại, kết hợp với hạ tầng cảng biển, cảng trung chuyển đóng vai trò then chốt trong quá trình này.
Hình thức vận chuyển đường biển này thường được áp dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu do khả năng chuyên chở hàng hóa có trọng lượng lớn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong cả nước và quốc tế. Đặc biệt, vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại và dịch vụ logistics của quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.
Bảng giá cước vận chuyển container đường biển quốc tế
Cách tính bảng giá cước tàu biển container
Trước khi vận chuyển hàng hóa, các doanh nghiệp có thể dựa vào công thức tính giá cước cho từng loại hàng hóa để ước tính chi phí. Dưới đây là cách tính giá cước cho hai loại hàng FCL và LCL mà bạn có thể tham khảo.
Đối với hàng FCL
Đơn vị tính phí cho hàng FCL là “Container” hoặc “Bill/Shipment.”
Công thức tính phí cho hàng FCL như sau:
- Chi phí trên Container = Giá cước x Số lượng Container
- Chi phí trên Bill/Shipment = Giá cước x Số lượng Bill/Số lượng Shipment tương ứng
Đối với hàng LCL
Đơn vị tính phí cho hàng LCL được xác định dựa trên hai đơn vị sau:
- Trọng lượng thực của lô hàng, được đo bằng cân (đơn vị: KGS).
- Thể tích thực của lô hàng, tính theo công thức: (Dài x Rộng x Cao) x Số lượng (đơn vị: CBM).
Sau đó, bạn có thể sử dụng công thức sau để xác định cách tính phí:
- Nếu 1 tấn < 3 CBM: Hàng được xem là hàng nặng và phí vận chuyển sẽ được tính theo đơn vị KGS.
- Nếu 1 tấn >= 3 CBM: Hàng được xem là hàng nhẹ và phí vận chuyển sẽ được tính theo đơn vị CBM.
Bảng giá cước tàu biển container quốc tế
Dưới đây là bảng giá cước vận tải đường biển quốc tế cho hàng container xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tuyến quốc tế.
Quốc gia | Từ TP.HCM tới cảng tại | Giá cước (USD) | Thời gian | ||
20’DC | 40’DC | 40’HQ | |||
Netherland (Hà Lan) | Rotterdam | 950 | 1850 | 1850 | 25 – 27 ngày |
Belgium (Bỉ) | Antwerp | 950 | 1850 | 1850 | 25 – 27 ngày |
Germany (Đức) | Hamburg | 950 | 1850 | 1850 | 25 – 27 ngày |
Thailand (Thái Lan) | Bangkok | 40 | 80 | 80 | 3 ngày |
Laem Chabang | 40 | 80 | 80 | 3 ngày | |
Indonesia | Jakarta | 90 | 180 | 180 | 4 ngày |
Surabaya | 330 | 520 | 520 | 9 ngày | |
Singapore | Singapore | 0 | 0 | 0 | 2 ngày |
Sri Lanka | Colombo | 650 | 1200 | 1200 | 17 ngày |
Malaysia (Mã Lai) | Port Klang | 40 | 80 | 80 | 7 ngày |
Pasir Gudang | 70 | 140 | 140 | 7 ngày | |
Penang | 70 | 140 | 140 | 7 ngày | |
Cambodia (Campuchia) | Phnom Penh | 70 | 140 | 140 | 2 ngày |
Hong Kong (Hồng Kông) | Hongkong | 40 | 80 | 80 | 3 ngày |
Taiwan (Đài Loan) | Kaohsiung | 50 | 100 | 100 | 5 ngày |
China (Trung Quốc) | Shanghai | 70 | 140 | 140 | 7 ngày |
Qingdao | 70 | 140 | 140 | 5 ngày | |
India (Ấn Độ) | Chennai | 350 | 700 | 700 | 15 ngày |
Nhavasheva | 350 | 700 | 700 | 17 ngày | |
Korea (Hàn Quốc) | Pusan | 60 | 120 | 120 | 7 ngày |
Incheon | 180 | 360 | 360 | 9 ngày | |
Japan (Nhật Bản) | Yokohama | 50 | 100 | 100 | 9 ngày |
Tokyo | 50 | 100 | 100 | 9 ngày | |
Myanmar | Yangon | 700 | 1100 | 1100 | 12 – 13 ngày |
Bangladesh | Chittagong | 700 | 1300 | 1350 | 20 ngày |
Lưu ý: Bảng giá cước tàu biển container trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Giá cước có thể thay đổi theo thời điểm, loại hàng hóa và các yếu tố khác như phí nhiên liệu, phí dịch vụ tại cảng, và tình hình thị trường. Bạn nên tham khảo bảng giá để có cái nhìn tổng quan về mức cước hiện tại và điều chỉnh ngân sách cho phù hợp.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cước tàu biển container?
- Loại hàng hóa cần vận chuyển: Các hàng hóa yêu cầu bảo đảm an toàn cao như hàng giá trị (kim cương, thiết bị điện tử, máy móc…), hàng dễ vỡ (thiết bị y tế, đồ dùng gia đình…), hoặc hàng cần đóng gói và bảo quản đặc biệt (xăng, dầu, hóa chất…) thường có cước phí cao hơn so với hàng hóa thông thường.
- Khối lượng và kích cỡ hàng hóa: Vận tải đường biển đối với hàng hóa cồng kềnh, tải trọng lớn và kích cỡ quá khổ thường yêu cầu mức phí cao hơn.
- Địa chỉ giao nhận: Chi phí vận tải có thể thay đổi tùy theo quãng đường vận chuyển và điểm đến. Những điểm đến với điều kiện thời tiết thuận lợi thường có cước phí thấp hơn so với những điểm có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Yêu cầu bảo quản của đơn hàng: Hàng hóa đặc biệt như sinh phẩm, vắc-xin, thực phẩm đông lạnh, vàng bạc, tiền, chất nổ, điện thoại… yêu cầu đóng gói và bảo quản theo quy định, dẫn đến cước phí và phụ phí cao hơn so với hàng hóa thông thường.
- Chính sách giá của đơn vị vận chuyển: Mỗi đơn vị vận chuyển có chính sách giá cước khác nhau. Do đó, bạn nên so sánh chi phí của nhiều đơn vị để chọn dịch vụ vận tải đường biển với mức giá hợp lý nhất.
- Các yếu tố khác: Chi phí vận tải còn phụ thuộc vào số lượng container, thời gian cần vận chuyển, giá nhiên liệu, và các phí dịch vụ tại cảng xuất – cảng nhập.
Một số lưu ý quan trọng khi tham khảo bảng giá cước tàu biển container
Khi tìm hiểu và thương lượng cước phí tàu biển container, bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Trao đổi chi tiết về nhu cầu: Hãy đảm bảo rằng bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu vận chuyển của mình với đơn vị cung cấp dịch vụ để nhận được báo giá chính xác và phù hợp.
- Kiểm tra hợp đồng cẩn thận: Trước khi ký kết hợp đồng, hãy xem xét kỹ các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Đặc biệt chú ý đến các mức phí cố định và phụ phí để tránh các chi phí phát sinh không mong muốn.
- Mua bảo hiểm hàng hóa nếu cần: Nếu bạn vận chuyển hàng hóa đặc biệt, hãy chủ động mua bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa của mình trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Tuân thủ quy định vận chuyển hàng hóa: Đảm bảo rằng hàng hóa của bạn không thuộc danh mục hàng cấm như chất kích thích, thực phẩm chức năng,…để tránh các vấn đề pháp lý và rủi ro không cần thiết.
Lời kết
Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành Logistics, HNT tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ Logistics toàn diện cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0981.655.880 (Mrs. Thi) hoặc 0949.393.300 (Mrs. Đào).
>>> Xem thêm: Cước Tàu Biển Và Những Thông Tin Quan Trọng