Vận tải đường biển là một phần không thể thiếu trong hoạt động trao đổi hàng hóa của thương mại toàn cầu. Tuyến giao thông đường biển đã tồn tại từ lâu và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà các đơn vị vận tải quốc tế luôn cung cấp cho khách hàng nhiều gói dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi thế giới. Hãy cùng tìm hiểu các loại chi phí, phụ phí, bảng giá cước vận chuyển trong vận tải đường biển.
Cước vận tải biển – Chi phí vận tải đường biển cố định
Phí vận chuyển cố định hay phí vận chuyển cơ bản là loại phí không thay đổi. Phí này đã được niêm yết cố định. Cước phí vận chuyển đường biển là khoản chi phí mà người thuê vận chuyển phải trả cho người thực hiện hoạt động vận chuyển.
Cước phí vận chuyển còn sẽ được tính kèm cùng với các điều kiện mà hai bên đã thoả thuận, được thể hiện ở trong hợp đồng. Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa thì các doanh nghiệp cũng tiến hành đóng các khoản chi phí tương tự như vận tải đường biển quốc tế. Nhưng sẽ không cần phải thanh toán chi phí khai báo hải quan nước ngoài.
Theo đó, tùy theo quy định của mỗi hãng tàu, trọng lượng container và quãng đường mà mức phí vận tải biển sẽ có chênh lệch.
Các loại phụ phí trong vận tải đường biển có thể bạn chưa biết?
Ngoài giá cước vận chuyển chính, các đơn vị vận tải có thu thêm những khoản phụ phí bắt buộc khác, có thể kể đến là:
D/O fee
Là phí lệnh giao hàng, ứng với một B/L – vận đơn đường biển. Phí xuất hiện trong hàng FCL, LCL,… Loại phí này do người nhận hoặc mua hàng đóng dựa theo các điều khoản thương mại quốc tế và điều kiện còn lại do bên xuất khẩu hoàn tất. Điều này giúp triển khai hàng hóa và chứng từ, đi lấy lệnh.
THC fee
Cảng phí bao gồm những phí để đưa một container từ tàu xếp về bãi. Trong đó có phí xếp dỡ hàng từ trên tàu xuống, vận chuyển container từ cầu tàu vào bãi, nhân công, bến bãi và quản lý cảng. Phí này được tính cho cả hai đầu cảng xuất nhập.
CIC fee
Đây là một phụ phí trong chi phí vận tải đường biển. CIC là loại phí chuyển rỗng hoặc phí cân bằng container. Do số lượng hàng hóa không cân bằng tại các cảng biển. Do đó hãng tàu đưa container rỗng từ địa điểm ít hàng về cảng nhiều hàng để đóng hàng vào. Điều này dẫn tới tình trạng một chiều chạy đầy, phía kia lại chạy rỗng. Hãng tàu tận dụng thu phí CIC để bù vào khoản phí phát sinh của chiều chạy rỗng để kiếm thêm lợi nhuận. Vì thực tế shipper không thể biết được khu vực nào thừa và thiếu hàng.
Cleaning fee
Thuộc loại phí vệ sinh container do người nhận hàng phải đóng. Vì container chứa nhiều mặt hàng khác nhau nên việc vệ sinh container là điều rất cần thiết, tránh gây hại hoặc làm ảnh hưởng chất lượng của hàng hóa những đợt sau.
Handling fee
Phí này là phí làm hàng hay phí dịch vụ đối với một số nước khác trên thế giới. Đơn vị FWD thu phí này xem như tiền công thực hiện dịch vụ và được thu theo hàng nhập. Khi công ty phát hành lệnh không có lợi nhuận hoặc ít, sẽ phụ thu thêm để bù lại chi phí hoạt động.
B/L fee – phụ phí trong chi phí vận tải đường biển
Phí phát hành vận đơn đường biển B/L được áp dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nhà vận chuyển sẽ xuất vận đơn, kèm với việc thông báo đại lý nước nhập về vận đơn phí theo dõi và quản lý đơn hàng.
AMS fee
Hàng hóa khi vận chuyển vào các nước Bắc Mỹ phải trực tiếp đi qua máy soi nên gọi là phí soi hàng.
DEM/DET fee – một trong những chi phí vận tải đường biển
Khi container trong cảng, đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng hết thời gian cho phép của hãng tàu thì sẽ phải chịu khoản phí này.
CFS fee
Phí tại kho hàng lẻ gồm có bốc dỡ hàng từ kho sang container hoặc ngược lại.
BAF fee
Để cân bằng chi phí vận chuyển, nhiều đơn vị thu thêm phí BAF chính là phụ phí xăng dầu. Do ở mỗi quốc gia, giá nhiên liệu sẽ có sự chênh lệch, điều này ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển.
Lý do khách hàng tìm hiểu bảng giá cước, chi phí vận chuyển đường biển, chi phí vận tải đường biển
Vận chuyển đường biển đang được nhiều khách hàng lựa chọn gồm vận chuyển đường biển nội địa đến vận chuyển hàng hóa quốc tế. Lý do gì khiến vận tải đường biển có sức hút đến như vậy?
So với giá cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ thì vận chuyển đường biển chính là hình thức vận chuyển có mức phí thấp nhất. Nguyên nhân là bởi giao thông biển thông thoáng, tàu vận chuyển không phải đóng phí giao thông. Tàu vận chuyển hàng hóa không mất nhiều chi phí để vận hành, do đó nếu có nhiều hàng hóa được vận chuyển trong 1 chuyến tàu mức phí sẽ được chia nhỏ.
Vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, khách hàng sẽ tiết kiệm được khoản phí lớn do không phải vận chuyển nhiều lần. Ngoài ra, còn có nhiều hình thức ghép các hàng lẻ để vận chuyển giúp tiết kiệm phí. Đặc biệt hơn là các loại hàng hóa chất hoặc hàng đặc biệt khi vận chuyển bằng đường biển sẽ đảm bảo an toàn cho con người hơn hình thức vận chuyển đường bộ hay bằng đường hàng không.
Lời kết về chi phí vận tải đường biển
Hi vọng rằng thông qua bài viết về các loại chi phí, phụ phí, bảng giá cước vận chuyển trong vận tải đường biển sẽ mang đến những thông tin bổ ích đến bạn. Quý khách hàng có nhu cầu về vận chuyển hàng hoá đường biển có thể liên hệ ngay với HNT hoặc liên hệ đến Hotline 0981.655.880 (Mrs. Thi) để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất. Công ty HNT luôn sẵn sàng trở thành đối tác đáng tin cậy trong các hoạt động xuất nhập khẩu và Logistics cùng Quý khách hàng.
Xem thêm: 5 Lợi Ích & 6 Lưu Ý Khi Sử Dụng Dịch Vụ Cho Thuê Kho Bãi