Quy định về Giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ hay mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa có phải là vấn đề mà bạn đang quan tâm? Muốn cấp được giấy phép ngành này, bạn phải hiểu được các đặc thù của chúng. Và cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
Đặc thù của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn phải xin giấy phép kinh doanh hay còn được gọi là giấy phép con để có thể thực hiện được hoạt động kinh doanh vận tải.
Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tại Sở Giao thông vận tải sau khi đã hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau đây là những quy định liên quan đến thủ tục và trình tự để xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Cụ thể như sau:
Điều kiện chung về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Bạn phải thuộc quyền sở hữu hoặc phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp dựa theo hợp đồng thuê mướn phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với những cá nhân, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh dựa theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của các thành viên hợp tác xã thì bạn phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã. Trong đó phải có quy định hợp tác xã có trách nhiệm về quyền cũng như nghĩa vụ để quản lý, sử dụng và điều hành xe thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Vào thời điểm trước ngày 1/7/2021 thì các loại xe ô tô kinh doanh vận tải có sức chứa từ 9 chỗ, kể cả người lái xe trở lên phải tiến hành lắp đặt camera để đảm bảo việc lưu trữ hình ảnh hay ghi lại hình ảnh trên xe; bao gồm cả lái xe và phần cửa lên xuống trong xe trong quá trình xe tham gia giao thông; xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo bắt buộc phải lắp camera để đảm bảo việc lưu trữ, ghi lại hình ảnh của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông.
Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe cần phải được đảm bảo như sau:
– Tối thiểu là 24 giờ gần nhất đối với các loại xe hoạt động với hành trình có cự ly đến 500 km.
– Tối thiểu là 72 giờ gần nhất đối với các loại xe hoạt động trên hành trình có cự ly là trên 500 km.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm những gì?
Đối với doanh nghiệp hay hợp tác xã
- Cần phải có bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy đề nghị cấp phép theo mẫu
- Bản sao công chứng, văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải
- Bản sao hoặc bản chính của quyết định thành lập và quy định về nhiệm vụ, chức năng của bộ phận quản lý theo dõi các điều kiện liên quan đến an toàn giao thông (áp dụng đối với hợp tác xã kinh doanh vận tải, doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử, vận tải hàng hóa bằng container)
Đối với hộ kinh doanh
- Cần phải có Giấy đề nghị cấp giấy phép theo mẫu
- Bản sao và chứng thực
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
Xử lý hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (1 bộ) sẽ được gửi đến Sở Giao thông vận tải.
Trong vòng năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ, trường hợp cần phải bổ sung hay sửa đổi hồ sơ, các cơ quan cấp phép sẽ thông báo cho đơn vị trong vòng ba ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Trường hợp có những thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép thì các đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại giấy phép.
Sau khi đã có được giấy phép, đơn vị xin cấp phép phù hiệu cho các xe kinh doanh của mình.
Xin phù hiệu xe
Xin phù hiệu xe hợp đồng là một trong những thủ tục vô cùng cần thiết để đảm bảo được sự an toàn cũng như thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để xin phù hiệu xe hợp đồng bạn cần phải có:
- Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo đúng như hợp đồng.
- Xe hợp đồng cần phải lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình.
- Xe hợp đồng cần phải được đăng kiểm theo đúng quy định của pháp luật.
Lời kết
Hy vọng những thông tin liên quan đến Giấy phép kinh doanh vận tải trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục, quy trình và hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Và đừng quên theo dõi HNT ngày hôm nay để cập nhật liên tục các thông tin quan trọng nhất về dịch vụ vận tải bạn nhé!