HOTLINE

Ngành Logistics Là Gì? Đặc Thù Ngành Học Logistics

Ngành logistics là gì? Hay ngành hải quan và logistics là gì là một trong những vấn đề rất được nhiều người quan tâm; đặc biệt là những ai đang quan tâm tìm hiểu đến việc vận chuyển hàng hóa trong nước và nước ngoài. Bài viết sau đây sẽ giúp giải thích đến bạn tường tận về chủ đề trên. Cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé.

Khái niệm logistics là gì?

Logistics được định nghĩa là một dịch vụ giúp cung cấp và vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của những công ty cung cấp dịch vụ logistics là lên kế hoạch một cách cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hoặc các loại thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu đặt ra của khách hàng.

Để có thể cạnh tranh được hiệu quả trong ngành nghề này, những công ty cung cấp phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, thời gian, chất lượng, cả về giá cả của dịch vụ. Bên cạnh nghiệp vụ giao và nhận hàng hóa thì ngành logistics còn bao gồm những hoạt động như đóng gói, bao bì, lưu trữ, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng.

Và nếu như làm tốt ở những khâu này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều những chi phí trong việc vận chuyển và làm giảm được giá thành của sản phẩm. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tăng được sức cạnh tranh và lợi nhuận cho chính công ty cung cấp dịch vụ logistics của mình.

ngành logistics là gì

Các ngành nghề logistics

Các mảng chính của ngành logistics là gì?

Logistics hiện nay có thể được chia thành ba mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Cụ thể bao gồm những hoạt động khác nhau như sau:

  • Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ những phương tiện vận chuyển như xe tàu hoặc container.
  • Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ các loại hàng hóa.
  • Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách để làm thủ tục hải quan; lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa hay vận chuyển.
  • Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho, quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho; xử lý những vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho.
  • Những dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm: dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường ống.
  • Các dịch vụ logistics liên quan khác như dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại, bán buôn, bán lẻ.

Với những đặc điểm trên, môi trường để lựa chọn công việc của sinh viên ngành logistics là vô cùng đa dạng. Sau khi ra trường, các sinh viên có thể làm việc ở những công ty cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cung cấp xuất nhập khẩu, dịch vụ giao nhận vận tải.

Các công việc liên quan đến ngành logistics là gì?

Sau đây là 10 công việc ngành logistics phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

  • Nhân viên vận hành kho bãi với mức lương trung bình là từ 8.000.000 đến 10.000.000.
  • Nhân viên kinh doanh với mức lương trung bình là 6.000.000 đến 20.000.000.
  • Nhân viên cảng với mức lương trung bình là 10.000.000 đến 20.000.000.
  • Nhân viên chứng từ với mức lương trung bình là 7.500.000 đến 12.000.000.
  • Chuyên viên thu mua với mức lương trung bình từ 8.000.000 đến 15.000.000.
  • Nhân viên hiện trường với mức lương trung bình từ 10.000.000 đến 15.000.000.
  • Nhân viên giao nhận với mức lương trung bình từ 8.000.000 đến 15.000.000.
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế với mức lương trung bình từ 8.000.000 đến 12.000.000.
  • Nhân viên hải quan với mức lương trung bình từ 4.500.000 đến 8.000.000.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng với mức lương trung bình từ 9.000.000 đến 12.000.000.

Trên đây là một số những việc làm liên quan đến ngành logistics vô cùng phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay; cùng với đó là mức lương trung bình để bạn có thể tham khảo trong việc ứng tuyển nhân viên.

hải quan và logistics

Cần trang bị cho mình các kiến thức cần thiết đối với ngành nghề mà mình yêu thích

Các trường học đào tạo ngành logistics hàng đầu Việt Nam hiện nay

Tuy chỉ mới là một ngành non trẻ và chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, thế nhưng ở nước ta, không ít các trường đại học, cao đẳng đã đào tạo ngành logistics vô cùng bài bản và chất lượng. Và nếu như bạn đang hứng thú với ngành học này, cũng như cần có nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói chung thì có thể tham khảo một số trường học hàng đầu sau đây:

  • Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Ngoại thương, cả ba cơ sở Quảng Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Đại học Quốc tế RMIT
  • Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
  • Cao đẳng Tài chính Hải quan
  • Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Học viện Tài chính Khoa Thuế Hải quan

Ngoài ra, nếu như bạn có điều kiện để du học ở nước ngoài thì hãy lựa chọn những quốc gia có nền logistics phát triển mạnh nhất thế giới hiện nay như Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, …

hải quan và logistics là gì

Khi học hỏi những kiến thức hay, những kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến, bạn có thể áp dụng vào công việc logistics của mình sau này một cách thành công

Lời kết

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về logistics là gì. Và nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics chất lượng thì HNT là một trong những cái tên mà bạn không thể bỏ qua. Và đừng quên THEO DÕI HNT ngày hôm nay để cập nhật liên tục các thông tin nóng hổi nhất của logistics bạn nhé!