Xuất nhập khẩu là gì? Hay vai trò của xuất khẩu, nhập khẩu – là một trong những vấn đề rất được nhiều người quan tâm; đặc biệt là những doanh nghiệp đang có nhu cầu khai triển cho doanh nghiệp của mình các đường hướng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa nhằm gia tăng nguồn lợi nhuận. Vậy câu hỏi đặt ra rằng xuất khẩu hàng hóa là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Hàng xuất khẩu là gì? Hay hàng nhập khẩu là gì? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!
Đặt vấn đề về xuất nhập khẩu
Nếu như bạn đang còn thắc mắc xuất khẩu là gì, hay nhập khẩu là gì thì chắc chắn rằng bạn mới chỉ tiếp cận đến các công việc liên quan đến ngoại thương. Thực ra, xuất khẩu là một trong những cụm từ vô cùng quen thuộc đối với mọi người, thậm chí đối với những người không thuộc ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm một cách đầy đủ về khái niệm xuất nhập khẩu là gì? Đó là lý do khiến cho bạn tìm đến bài viết này và tham khảo các nội dung của bài viết.
Khái niệm xuất nhập khẩu
Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu được hiểu là việc buôn bán các hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở sử dụng các loại tiền tệ để làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây được sử dụng có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua hoặc của người bán; hoặc của một quốc gia thứ ba.
Ví dụ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và sử dụng đồng tiền thanh toán là USD. Trong trường hợp này USD sẽ được xem là ngoại tệ đối với Việt Nam, thế nhưng lại là nội tệ đối với Mỹ. Trường hợp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang cho Trung Quốc; thanh toán bằng USD thì vòng đồng USD là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu.
Nhập khẩu là gì?
Xét về mặt lý thuyết thì nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Đây là sự trao đổi hàng hóa giữa quốc gia trên nguyên tắc trao đổi ngang giá và lấy tiền tệ làm môi giới. Hoạt động thường được tính trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhập khẩu không được xem là hành vi buôn bán riêng lẻ mà nó là hệ thống những quan hệ buôn bán trong nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài. Việc nhập khẩu của mỗi quốc gia sẽ còn phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước và tỉ giá hối đoái tính tại thời điểm đó.
Vai trò của xuất nhập khẩu là gì?
Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Sau đây là các vai trò của việc xuất khẩu:
- Mang lại nguồn doanh thu cho chính doanh nghiệp đó: Việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài là mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Từ đó nâng tầm doanh nghiệp của nội địa.
- Quảng bá được thương hiệu của quốc gia và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế: Các công ty lớn mạnh và xuất khẩu với nhiều mặt hàng giá trị sẽ giúp chiếm lĩnh thị trường và khẳng định tên tuổi.
- Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước: Lợi ích này sẽ mang tính vĩ mô và đây cũng là yếu tố then chốt mà những quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu nhằm đảm bảo cán cân thanh toán và giúp tăng tích lũy dự trữ ngoại tệ.
- Góp phần thúc đẩy được nền kinh tế của toàn cầu: Thông qua việc đáp ứng các lợi ích của các doanh nghiệp và quốc gia thì việc xuất khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.
Vai trò của hoạt động nhập khẩu
Các nhà kinh doanh sẽ phần nào hiểu rõ được về vai trò của hoạt động nhập khẩu. Và hoạt động này sẽ mang đến những cơ hội như sau:
Việc nhập khẩu không dư thừa và vừa đủ sẽ giúp mang lại rất nhiều những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp và cho chính quốc gia đó; với những lợi ích như:
- Giải quyết những vấn đề khan hiếm hàng hóa ở trong nước; từ đó đảm bảo được việc cân đối nền kinh tế; đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước.
- Giúp cung cấp, cung cấp được nguồn hàng một cách đa dạng với nhiều phân khúc khác nhau; từ đó tạo ra được nhiều sự lựa chọn cho thị trường trong nước; đặc biệt là đối với những tệp khách hàng ưa dùng các sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài với chất lượng cao.
- Giúp thúc đẩy được sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp trong nước; từ đó chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện tốt hơn; mang đến những sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.
Các hình thức xuất nhập khẩu
Hình thức xuất khẩu:
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu gián tiếp hay còn được gọi là ủy thác.
- Gia công hàng xuất khẩu
- Xuất khẩu tại chỗ
- Tạm xuất tái nhập – tạm nhập tái xuất
- Buôn bán đối lưu
- Xuất khẩu theo Nghị định
Hình thức nhập khẩu:
- Nhập khẩu ủy thác
- Nhập khẩu trực tiếp
- Buôn bán đối lưu
- Tạm nhập tái xuất
- Nhập khẩu gia công
Lời kết
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm, vai trò và các hạng mục xuất nhập khẩu hiện nay. Và nếu như bạn đang cần tìm kiếm cho mình một đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế chuyên nghiệp, nhanh chóng với giá thành cạnh tranh nhất, hãy liên hệ ngay hôm nay với HNT; với số hotline 0981.655.880 (Mrs.Thi) để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!